TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THUỘC VỀ AI KHI GIẤY TỜ GIẢ MẠO ĐƯỢC CÔNG CHỨNG?
Trách nhiệm bồi thường khi giấy tờ giả mạo bị công chứng là một nghĩa vụ để xác định người nào có trách nhiệm làm thiệt hại tới quyền và lợi ích hợp pháp của người có liên quan trực tiếp tới giấy tờ giả mạo bị công chứng. Vậy trách nhiệm này thuộc về ai? Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cũng như giải đáp thắc mắc của mọi người về vấn đề này.
Giấy tờ giả mạo được pháp luật quy định như thế nào?
Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức, cụ thể hành vi làm phát sinh tội này bao gồm:
- Hành vi làm giả con dấu.
- Hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức.
- Hành vi sử dụng con dấu giả để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức để thực hiện hành vi trái pháp luật.
Như vậy, nếu như cá nhân, tổ chức thực hiện các hành vi trên thì có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự, đồng thời còn bị xử phạt tiền theo quy định của pháp luật.
Giấy tờ giả mạo được công chứng phải xử lý như thế nào?
Đối với người công chứng – Văn phòng công chứng Thủ Đức
Theo Điều 17 Luật công chứng 2014 quy định quyền và nghĩa vụ của công chứng viên có quy định rằng công chứng viên có nghĩa vụ tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng. Như vậy, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người yêu cầu công chứng thì công chứng viên cần phải kiểm tra thật kỹ giấy tờ trước khi công chứng. Đối với việc không kiểm tra kỹ giấy tờ trước khi công chứng, dẫn tới việc giấy tờ được công chứng là giấy tờ giả mạo thì công chứng viên cũng có trách nhiệm và bị xử phạt tùy theo mức độ mà mình gây ra.
Trong trường hợp xác minh được công chứng viên cố tình công chứng mặc dù đã biết trước giấy tờ đó là giấy tờ giả mạo thì tùy theo mức độ, tính chất vụ việc mà xử lý như sau:
- Xử phạt hành chính theo Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính về hành vi công chứng hợp đồng, giao dịch trong trường hợp không có căn cứ xác định quyền sử dụng, sở hữu riêng đối với tài sản khi tham gia giao dịch.
- Truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 360 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Đối với người có nghĩa vụ liên quan – Văn phòng công chứng Thủ Đức
Đối với người yêu cầu công chứng thì căn cứ theo Khoản 2 Điều 7 Luật Công Chứng 2014 quy định thì cá nhân, tổ chức bị cấm thực hiện hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật; sử dụng giấy tờ, văn bản giả mạo hoặc bị tẩy xóa, sửa chữa trái pháp luật để yêu cầu công chứng. Như vậy, người yêu cầu công chứng thực hiện hành vi sử dụng văn bản giả mạo để yêu cầu công chứng đã vi phạm vào các hành vi bị nghiêm cấm trong luật này và bị xử phạt theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi yêu cầu công chứng hợp đồng, giao dịch giả tạo với mức xử phạt tiền từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng.
Trong trường hợp người yêu cầu công chứng không biết giấy tờ mình sử dụng là giấy tờ giả, đồng thời lỗi là ở công chứng viên do không kiểm tra kỹ giấy tờ thì người yêu cầu công chứng còn được bồi thường thiệt hại.
Đối với người có hành vi giả mạo giấy tờ
Đối với người có hành vi giả mạo giấy tờ thì hành vi này bị xử phạt hành chính theo Khoản 3 Điều 12 Nghị định 82/2020/NĐ-CP với mức phạt là từ 20.000.000 đồng cho đến 30.000.000 đồng cho hành vi cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để công chứng hợp đồng, giao dịch. Ngoài ra, người làm giả giấy tờ có thể bị truy tố trách nhiệm hình sự theo Điều 341 Bộ Luật Hình Sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017 quy định về tội làm giả con dấu, giấy tờ của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu hoặc giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức.
Giấy tờ giả mạo được công chứng phải xử lý như thế nào?
Ai sẽ là người bồi thường thiệt hại đối với việc giấy tờ giả mạo được công chứng?
Trong trường hợp lỗi thuộc về công chứng viên gây ra dẫn tới thiệt hại nghiêm trọng sau khi công chứng giấy tờ giả thì căn cứ theo Điều 38 Luật Công Chứng 2014 quy định về bồi thường thiệt hại như sau:
- Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường cho người yêu cầu công chứng, tổ chức, cá nhân khác nếu do lỗi của công chứng viên của tổ chức hành nghề gây ra.
- Công chứng viên gây thiệt hại phải hoàn trả lại một khoản tiền cho tổ chức hành nghề công chứng đã chi trả khoản tiền bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Trong trường hợp lỗi thuộc về người yêu cầu công chứng do cố tình mang giấy tờ giả mạo tối để công chứng thì ngoài công chứng viên, người có hành vi thiếu trách nhiệm ra, phải bồi thường ra thì người yêu cầu công chứng, người làm giả giấy tờ đều phải bồi thường trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức khác chịu thiệt hại trong việc này theo Bộ Luật Dân Sự 2015.
Văn phòng công chứng Thủ Đức
Văn Phòng Công Chứng Bùi Ngọc Long
HotLine : 028.3535.8996
Phone : 0904260232
Email : vpccbuingoclong163@gmail.com
Địa Chỉ : 163 Lương Định Của, phường An Khánh, Thành Phố Thủ Đức, TP HCM